Theo nguồn tin của The Verge, ông Zuckerberg dự định nói về việc đổi tên Facebook tại sự kiện Connect diễn ra ngày 28/10, nhưng cũng có thể sớm hơn. Động thái báo hiệu tham vọng muốn vượt xa khỏi lĩnh vực mạng xã hội của Facebook. Ứng dụng Facebook sẽ chỉ còn là một trong nhiều sản phẩm thuộc công ty mẹ mới, tương tự Instagram, WhatsApp, Oculus…
Facebook hiện có hơn 10.000 nhân viên phát triển các phần cứng như kính mắt thực tế tăng cường (AR) mà ông Zuckerberg tin là sẽ phổ biến như smartphone. Vào tháng 7, ông cho biết sẽ thay đổi cách nhìn của mọi người đối với công ty, từ một doanh nghiệp mạng xã hội sang doanh nghiệp vũ trụ số.
Facebook không phải hãng công nghệ lớn đầu tiên đổi tên để thể hiện tham vọng của mình. Năm 2015, Google tái cấu trúc hoàn toàn và trở thành công ty thuộc tập đoàn Alphabet, đánh dấu họ không còn là một hãng tìm kiếm Internet nữa mà là một tổ hợp khổng lồ, sản xuất xe tự lái và công nghệ y tế. Snapchat cũng đổi tên thành Snap năm 2016, cùng năm họ tự nhận là “công ty máy ảnh” thay vì công ty ứng dụng mạng xã hội và ra mắt kính Spectacles đầu tiên.
Theo The Verge, tên mới của Facebook vô cùng bí mật, thậm chí cả với hàng ngũ lãnh đạo cao cấp. Facebook đang dần đặt nền móng cho thế hệ công nghệ tiếp theo. Mùa hè này, công ty lập một đội metaverse riêng. Gần đây, Giám đốc bộ phận AR và VR Andrew Bosworth được thăng chức làm Giám đốc công nghệ. Chỉ vài ngày trước, Facebook công bố kế hoạch tuyển thêm 10.000 nhân viên cho dự án metaverse tại châu Âu.
Ông Zuckerberg tin rằng, metaverse sẽ là một phần quan trọng trong chương phát triển tiếp theo của Internet, sau Internet di động. Metaverse là cụm từ xuất phát từ tác giả tiểu thuyết khoa học viễn tưởng Neal Stephenson, mô tả thế giới ảo nơi mọi người trốn thoát khỏi thế giới thực lạc hậu.
Du Lam (Theo The Verge)
Trong một bài đăng blog, Facebook khẳng định metaverse có tiềm năng giúp khai mở tiếp cận đối với những cơ hội sáng tạo, xã hội, kinh tế mới và người châu Âu sẽ tham gia định hình từ lúc khởi đầu.
" alt=""/>Facebook sắp đổi tênTuỳ theo chất liệu in mà giá cả có thể khác nhau. Trong một nhóm Facebook của chung cư Celadon City Tân Phú, một người rao dịch vụ in mã QR lên thẻ nhựa với giá 40.000 đồng/thẻ, chưa bao gồm dây đeo và bao nhựa đựng thẻ.
Theo lời người bán, kích thước thẻ nhựa khi in ra sẽ tương đương thẻ ngân hàng. Thẻ được làm từ chất liệu PVC chịu nước và bền với thời gian.
Trong khi đó, trong nhóm chat Zalo của chung cư 8X Đầm Sen (Tân Phú), một người cũng rao dịch vụ in mã QR chứng nhận tiêm cho cư dân nhưng chỉ in lên giấy màu. Chi phí in trên giấy và bao nhựa, dây đeo được tính giá 70-80 ngàn đồng/bộ tuỳ loại.
“Thẻ này đeo trên người, rất tiện khi cần cung cấp thông tin, không cần phải móc điện thoại ra. Tiện dụng nhất là với chị em phụ nữ hay cất điện thoại trong ví hoặc cốp xe”, người bán tên H. ở chung cư cho biết.
Chỉ mới buổi sáng Chủ nhật 3/10, anh này đã “chốt đơn” được khoảng 40 chục thẻ cho khu cư dân trên dưới 1.000 người.
Hôm qua, diễn viên Hồ Bích Trâm cũng đăng lên trang Facebook cá nhân cho biết đã in chứng nhận tiêm vắc xin của cô lên giấy, sau đó ép nhựa.
Theo nữ diễn viên, việc in chứng nhận tiêm ra thẻ giúp cô tránh được bất tiện khi phải lấy điện thoại ra nhiều lần và đề phòng cướp giật.
![]() |
Diễn viên Hồ Bích Trâm khoe thẻ in mã QR tiêm chủng hôm 2/10. (Ảnh: FBNV) |
Theo lời những người làm dịch vụ in thẻ, hầu hết người dân đều dùng mã QR trên ứng dụng Sổ sức khoẻ điện tử để in.
Một số người truyền tai nhau về việc có tình trạng giả lực lượng chức năng kiểm tra mã QR trên điện thoại của người dân, sau đó giật mất điện thoại. Nhưng thông tin không chính thức này chưa được cơ quan chức năng xác nhận.
Trong giai đoạn TP.HCM thực hiện giãn cách nghiêm ngặt từ 23/8 đến cuối tháng 9, người dân ra đường phải có giấy đi đường và có giai đoạn phải trình mã QR tại các chốt kiểm dịch. Mã QR này được lấy từ ứng dụng VNEID do Bộ Công an phát hành.
Kể từ 1/10, các chốt kiểm soát di chuyển bên trong địa phận TP.HCM đã được gỡ bỏ hoàn toàn, người dân không cần phải trình giấy đi đường hay mã QR. Tuy nhiên, theo chính quyền địa phương, lực lượng chức năng sẽ kiểm tra ngẫu nhiên người dân trên đường. Khi đó, người dân phải trình được thông tin cá nhân trên các ứng dụng VNEID, Y tế HCM hoặc Sổ sức khoẻ điện tử trong thời gian chờ ứng dụng PC-Covid được dùng chính thức. Người không sử dụng smartphone có thể đưa các giấy tờ chứng nhận về việc tiêm chủng hoặc là F0 khỏi bệnh.
Mã QR được in ra thẻ vẫn chưa biết có được cơ quan chức năng chấp nhận hay không, song khi cung cấp hình ảnh mã cho bên thứ 3 (để in) người dân cần cân nhắc vì thông tin cá nhân bao gồm ngày sinh, tên họ, số CMND, tình trạng tiêm vắc xin chắc chắn đã bị lộ.
Hải Đăng
Giải pháp quản lý thông tin người vào ra các địa điểm bằng quét mã QR đóng vai trò quan trọng trong quá trình dần mở cửa trở lại sau đại dịch. Ứng dụng PC-Covid mới ra sẽ hỗ trợ tạo mã QR địa điểm.
" alt=""/>Người Sài Gòn in chứng nhận tiêm vắcSau vụ ồn ào tuần qua, CEO Facebook có email gửi đến nội bộ nhân viên Facebook và sau đó được đăng tải lên trang cá nhân Mark Zuckerberg. Bài đăng lập tức nhận được rất nhiều lời chỉ trích bởi thông tin mà vị CEO Facebook cung cấp chỉ là một nửa của sự thật và không có hứa hẹn thay đổi nào cụ thể.
Những "nỗ lực" của Facebook không có hiệu quả
Mở đầu bản ghi chú gửi đến nhân viên, ông chủ Facebook kể về sự cố gián đoạn dịch vụ toàn cầu của họ hôm 4/10 như một cách để khẳng định "tầm quan trọng" mạng xã hội này.
"Mối quan tâm lớn trong sự cố vừa qua không phải là bao nhiêu người chuyển sang dịch vụ cạnh tranh hay Facebook mất bao nhiêu tiền. Những người dựa vào dịch vụ của chúng ta để giao tiếp với những người thân yêu, điều hành doanh nghiệp hoặc hỗ trợ cộng đồng mới là điều đáng quan tâm", Mark Zuckerberg viết.
Các chuyên gia cho rằng vụ sập là hồi chuông cảnh tỉnh với người dùng toàn cầu, việc dịch chuyển sang nền tảng khác là điều tất yếu.
Trả lời Zing, ông Patrick W. Gilmore, nhà sáng lập Deep Edge Technologies cho rằng các doanh nghiệp phụ thuộc hoàn toàn vào một nền tảng như Facebook thì sẽ còn gặp rắc rối. "Tại sao chúng ta phải dùng mỗi Facebook và chịu ảnh hưởng khi nó ngừng hoạt động", ông Patrick nói.
![]() |
Những đợt tuyển dụng và đầu tư nghiên cứu của Facebook vẫn chưa thể giải quyết vấn đề ngăn chặn nội dung xấu của mạng xã hội này. Ảnh: Getty. |
Tiếp đến, Zuckerberg cho rằng giới truyền thông đang đưa tin tức "không đúng với công ty mà chúng ta đều biết". CEO Facebook khẳng định nền tảng này quan tâm các vấn đề an toàn, hạnh phúc và sức khỏe tinh thần. Đồng thời, Zuckerberg cho biết công ty đã đầu tư tuyển dụng, nghiên cứu để đem lại sự an toàn đó.
Năm 2020, Facebook có 58.604 nhân viên, tăng 30,4% so với năm 2019. Tuy vậy, việc tuyển nhân viên và nghiên cứu nhiều hơn không đồng nghĩa Facebook sẽ giải quyết vấn đề nội dung.
Nếu sự đầu tư và nghiên cứu của Zuckerberg có hiệu quả, làn sóng tẩy chay #StopHateForProfit đã không diễn ra vào năm 2020. #StopHateForProfit là chiến dịch chỉ trích Facebook vì thiếu kiểm duyệt các nội dung đe dọa bạo lực, ngôn từ thù địch và sai lệch thông tin được đăng bởi cựu Tổng thống Donald Trump và nhiều người khác về những người Mỹ sau cái chết của George Floyd.
CEO Facebook đưa ra ví dụ rằng mạng xã hội này đã thay đổi NewsFeed, đưa nhiều thông tin từ bạn bè, người thân hơn. Từ đó giảm thời lượng sử dụng Facebook của người dùng. "Đó có phải là điều mà một công ty tập trung vào lợi nhuận thay vì con người sẽ làm không?", Zuckerberg viết trong bản ghi chú.
Thay đổi của Facebook đã khiến thời gian người dùng dành cho ứng dụng thật sự ít đi. Tuy nhiên, theo số liệu của eMarketing, năm 2017, người dùng mạng xã hội trung bình dành 39 phút trên Facebook. Con số này giảm xuống còn 36 phút (2018) và 33 phút (2019) trước khi tăng nhẹ trở lại lên 35 phút (2020).
Như vậy, sau những "nỗ lực của nền tảng" mà Facebook nói, thời gian sử dụng trung bình của người dùng chỉ giảm 4 phút (10,2%) sau 4 năm. Tuy vậy, nguyên nhân giảm thời gian sử dụng có thể đến từ nhiều yếu tố khác. Trong đó, sự cạnh tranh của các nền tảng mới nổi như TikTok được đánh giá là nguyên nhân chính. Ngoài ra, các phong trào #DeleteFacebook, #StopHateForProfit hay những người chạy trốn sự độc hại của Facebook cũng là lý do.
Điều Mark Zuckerberg không muốn nhắc tới
Tiếp đến, Mark Zuckerberg cho rằng việc dư luận đổ lỗi cho Facebook là nền tảng gây chia rẽ xã hội là không đúng. "Tại sao chúng ta lại thấy sự phân cực gia tăng ở Mỹ trong khi nó vẫn không thay đổi hoặc giảm ở những quốc gia sử dụng mạng xã hội nhiều khác?", Mark Zuckerberg đặt câu hỏi.
![]() |
Ở các quốc gia khác ngoài Mỹ, Facebook vẫn là công cụ lan truyền ngôn ngữ thù địch chủ yếu. Ảnh: EPA. |
Có thể Zuckerberg đã quên năm 2018, mạng xã hội này bị cáo buộc là công cụ lan truyền nội dung kích động dẫn đến cuộc bạo động tại thành phố Kandy, Sri Lanka.
Tại Myanmar, mạng xã hội này đã bị lợi dụng để tung tin giả, kích động tội ác diệt chủng. Khi đó, các nhóm dân quyền và các nhà hoạt động nhân quyền ở Myanmar hành động và yêu cầu Facebook tăng cường kiểm duyệt nội dung viết bằng tiếng Burmese để kiềm chế ngôn ngữ thù địch.
Mark Zuckerberg chỉ giả vờ sợ hãi?
Đồng thời, Zuckerberg cho rằng dư luận tố Facebook cố tình đẩy nội dung khiến mọi người tức giận để trục lợi là phi logic. "Chúng tôi kiếm tiền từ quảng cáo. Đối tác của chúng tôi không muốn quảng cáo của họ nằm cạnh nội dung có hại hoặc gây phẫn nộ", Zuckerberg viết.
Nếu thật sự quan tâm đến đối tác, năm 2020, Mark Zuckerberg đã không phát biểu trong cuộc họp trực tuyến với nhân viên về chiến dịch tẩy chay #StopHateForProfit với thái độ xem thường nhà quảng cáo.
Chiến dịch #StopHateForProfit đã nhận được sự ủng hộ rất lớn khi có tới hơn 500 tập đoàn, công ty lớn trên khắp thế giới hưởng ứng. Tất cả đều tuyên bố tạm dừng quảng cáo trên Facebook và thậm chí là trên mạng xã hội nói chung.
![]() |
Năm 2020, Mark Zuckerberg cho rằng phong trào tẩy chay của các nhà quảng cáo chỉ là ngắn hạn. Ảnh: Rappler. |
Thế nhưng, theo nhà sáng lập Facebook, chiến dịch tẩy chay này thực tế chỉ là một vấn đề liên quan đến truyền thông giữa danh tiếng và đối tác chứ không phải là mối đe dọa. Vì vậy, Facebook sẽ không vì những thiệt hại ban đầu mà thay đổi các chính sách hay cách tiếp cận.
Thống kê của Wall Street Journal cho thấy việc hơn 750 thương hiệu lớn nhỏ tẩy chay Facebook cũng sẽ chỉ khiến mạng xã hội này mất khoảng 5% doanh thu. Đó là lý do tại sao Zuckerberg ngạo mạn nói với các nhân viên rằng "các thương hiệu sẽ sớm quay trở lại".
Theo Guardian, nếu chiến dịch tẩy chay Facebook của các thương hiệu hàng đầu thế giới, đánh thẳng vào túi tiền của mạng xã hội này không thành công, đó sẽ là điều rất nguy hiểm.
Cách Facebook bảo vệ trẻ em
"Tôi đã dành rất nhiều thời gian để suy ngẫm về những loại trải nghiệm mà tôi muốn con mình và những người khác có trên mạng. Điều rất quan trọng đối với tôi là mọi thứ chúng tôi xây dựng đều an toàn và tốt cho trẻ em", Zuckerberg viết trong ghi chú gửi đến nhân viên.
Không rõ "mọi thứ chúng tôi xây dựng đều an toàn và tốt cho trẻ em" mà Zuckerberg nói có bao gồm những fanpage có nội dung ấu dâm được người dùng phát hiện và báo cáo hay không?
![]() |
Nội dung bạo hành trẻ em vẫn tồn tại nhiều giờ với hơn 5 triệu lượt xem trên Facebook. |
Cuối tháng 8, người dùng mạng xã hội Việt Nam phản ánh tình trạng nhiều trang Facebook có tên chứa nội dung ấu dâm, phản cảm thường xuyên bình luận, đăng bài trên các fanpage đông thành viên. Những trang này lan truyền nội dung đồi trụy trên Facebook để dụ dỗ, lừa đảo chiếm đoạt tài khoản của người dùng.
Sau khi nhận được báo cáo từ người dùng, chính "chuyên viên kiểm duyệt của Facebook" khẳng định nội dung này không vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng của mạng xã hội.
Tháng 8/2020, cộng đồng người dùng từng sửng sờ khi chứng kiến video bạo hành trẻ em tồn tại trên Facebook hơn 12 giờ cho đến khi chủ tài khoản tự xóa video. Trước khi bị xóa bỏ, video trên thu hút hơn 5,4 triệu lượt xem, 235.000 lượt chia sẻ và 39.000 tương tác. Nếu "mọi thứ chúng tôi xây dựng" như cách Zuckerberg, bạo hành và ấu dâm cũng được ông chủ Facebook cho là an toàn và tốt cho trẻ em?
![]() |
Chuyên viên kiểm duyệt của Facebook từng cho rằng nội dung của fanpage này không vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng. |
Cuối bài viết, CEO Facebook nêu ra những nỗ lực trong việc nghiên cứu bảo vệ trẻ em. Đồng thời ông nhấn mạnh Messenger For Kids và ý tưởng Instagram cho trẻ em là tốt nhất mà thị trường có.
Thế nhưng, tài liệu mật của Facebook được Wall Street Journal đăng tải đã cho thấy điều ngược lại. Thứ Facebook quan tâm chính là lợi nhuận. Theo đó, số lượng thanh thiếu niên sử dụng Facebook hàng ngày đã giảm 19% trong hai năm qua và có thể giảm thêm 45% vào năm 2023.
Vì vậy, Wall Street Journal nhận định mục đích chính khi Facebook nhắm tới khách hàng trẻ em là để biến họ thành người dùng tương lai. Thành công của Facebook bắt nguồn từ việc họ tìm ra giới hạn mà người dùng thoải mái chia sẻ dữ liệu, và sau đó vượt qua chúng. "Nhìn dưới góc nhìn đó, việc xây dựng một nhóm người dùng 6 tuổi với danh nghĩa bảo vệ là một phần truyền thống hành xử của Facebook", Wall Street Journal kết luận.
(Theo Zing)
Sau bê bối Cambridge Analytica, Facebook lại đối mặt với một khủng hoảng khác, gây ảnh hưởng lớn đến uy tín của mạng xã hội này.
" alt=""/>Những điều Mark Zuckerberg không nói với nhân viên